Khô khớp gối là tình trạng khớp của chúng ta không tiết ra hoặc tiết ra quá ít chất nhờn giúp bôi trơn, khiến cho đầu gối vận động khó khăn. Căn bệnh này thường xuất hiện với các dấu hiệu như: Khớp phát ra tiếng lục cục, lạo xạo mỗi khi vận động, kèm theo các cơn đau nhức, mệt mỏi, đôi khi mất cảm giác ở chân.
Trong bài viết này Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn một số điều cần biết về Khô khớp gối nên ăn gì giúp tái tạo sụn, tăng dịch khớp, giúp chăm sóc sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình tốt hơn nhé.
Đối tượng nào hay bị khô khớp ?
Nhìn chung, khô khớp có nhiều nguyên nhân và có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Tuy nhiên, một số đối tượng dễ bị hơn, bao gồm:
- Người cao tuổi từ 60 trở lên, chịu tác động của quá trình lão hóa, trong đó có thoái hóa xương khớp.
- Người làm việc văn phòng, ngồi nhiều, ít vận động.
- Những người lao động chân tay thường xuyên phải mang vác vật nặng dẫn tới mòn sụn khớp.
- Người thừa cân, béo phì khiến cho khớp gối tổn thương do thường xuyên chịu áp lực lớn.
- Người có bệnh lý viêm khớp gối, trật khớp (thường là chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn lao động hoặc giao thông), đau đầu gối.
- Người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu các vi chất như canxi, magie, kali… dễ gây tổn thương tới xương khớp.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì chứng khô khớp gối có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: Teo cơ, biến dạng khớp, liệt khớp gối, khiến đau dây thần kinh tọa và tạo ra các cơn đau ở thắt lưng.
Hai biện pháp giúp khắc phục tình trạng khô khớp hiện nay là tăng cường sử dụng các thực phẩm có khả năng hỗ trợ tại tạo sụn, tăng lượng chất nhờn và sử dụng thực phẩm chức năng có tác dụng bổ sung thêm chất nhờn.
Người bệnh bị khô khớp gối nên ăn gì?
- Các loại cá biển: Gồm cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích… có chứa lượng lớn axit béo Omega-3. Đây là dưỡng chất có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm khô khớp hiệu quả. Bác sĩ đưa ra lời khuyên: Người bệnh nên ăn cá 2 – 3 lần mỗi tuần để hỗ trợ hệ thống xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai.
- Ngũ cốc: Gạo lứt, lúa mì, các loại đậu, vừng, yến mạch… chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa.
- Sữa: Giàu vitamin, nhất là vitamin D có tác dụng cải thiện chất lượng xương khớp. Người bệnh nên uống 2 – 3 ly sữa mỗi ngày, tăng cường sử dụng các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua.
- Rau xanh và trái cây: Có nhiều loại rau xanh chứa dịch nhờn tự nhiên như đậu bắp, rau mùng tơi… có tác dụng hỗ trợ tăng cường chất nhờn cho khớp.
Ngoài ra người bệnh cần uống đủ nước để tạo môi trường ẩm cũng như bôi trơn và tăng tính đàn hồi cho khớp gối. Nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dường và chất béo bão hòa để kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân không kiểm soát. Việc hạn chế thực phẩm chế biến sẵn là cần thiết, vì chúng có hàm lượng muối cao, khiến cho chứng viêm khớp thêm nghiêm trọng.
Nguồn: cải thiện và phục hồi tình trạng khô khớp gối với máy phục hồi chức năng: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html